Công Dụng Của Rễ Cây Nhàu Và Sử Dụng Rễ Nhàu Như Thế Nào Đúng Cách?

Công Dụng Của Rễ Cây Nhàu Và Sử Dụng Rễ Nhàu Như Thế Nào Đúng Cách?
Ngày đăng: 08/07/2022 12:04 AM

CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA RỄ CÂY NHÀU

Cây nhàu là vị thuốc quý, không chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Rễ, lá, vỏ thân và quả nhàu đều có dược tính mạnh, được dùng để trị bệnh tiểu đường, đau mỏi xương khớp do phong thấp, tụ máu do chấn thương, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao và rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên vẫn còn ít người chưa biết về công dụng, cách dùng của rễ cây nhàu. Bài viết hôm nay sẽ nói rõ hơn đến các bạn công dụng và cách dùng của rễ cây nhàu. Cùng tìm hiểu nhé các bạn!

  1. Thành phần hoá học có trong rễ và thân cây nhàu

Từ nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong rễ nhàu gồm chất morindon, chất i-oxy-2,3-dimetoxy-anthraquinon, morindin, axit rubichloric, Morindadiol, hỗn hợp anthraglucosid, glucosid anthraquinonic.

Một nghiên cứu y học cũng cho thấy chiết xuất từ ​​rễ nhàu có tác dụng làm dịu thần kinh, hạ huyết áp trong thời gian dài. Bên cạnh đó có tác dụng lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng nhẹ, không gây nghiện, ít độc hại. Dược liệu rễ nhàu có vị đắng, tính ấm có tác dụng trừ phong thấp, thông huyết mạch. Thuốc từ rễ nhàu cũng có thể giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, đổng thời tăng huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp. Do đó, rễ nhàu có hai tác dụng đáng chú ý là xoa dịu tinh thần và kích thích tuần hoàn máu.

Bên cạnh đó,  y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng rễ nhàu có tác dụng hỗ trợ điều trị ho, cảm, kiết kỵ, bệnh tiểu đường, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, tê chân, tê tay. Rễ nhàu còn giúp điều trị chứng đau đầu kinh niên, suy nhược thần kinh, đau nửa đầu, mất ngủ. Thậm chí trong dân gian, rễ cây nhàu còn được sử dụng để nhuộm màu cho vải lụa, quần áo.

  1. Tác dụng của rễ cây nhàu đối với sức khoẻ con người

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, cây nhàu có các tác dụng sau:

  • Rễ nhàu có vị chát, tính bình, vào kinh thận và đại tràng.
  • Rễ có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, hạ huyết áp và làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.

Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm, an thần và thông kinh hoạt huyết.

Vào những năm 1980 - 1985, GS. Bùi Chí Hiếu và cộng sự tại Viện Y học dân tộc TP.HCM đã thử nghiệm lâm sàng bài thuốc hạ áp có rễ nhàu (16g), đã chứng minh tác dụng hạ áp rất tốt ở liều điều trị và ổn định huyết áp ở liều duy trì. Đặc biệt là với những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ khi dùng rễ nhàu cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ ngủ.

Các chất dẫn anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những nhóm hoạt chất chính chiếm tỉ lệ cao trong rễ nhàu, thường được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.

Các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.

Theo y học hiện đại

Qua các nghiên cứu trên động vật, rễ nhàu có các tác dụng sau:

  • Hạ huyết áp, làm êm dịu thần kinh trên hệ thần kinh giao cảm, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ.
  • Bên cạnh đó, rễ nhàu có độ độc không đáng kể và không gây nghiện. Rễ nhàu sau khi được thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu có thể dùng chữa đau lưng, nhức mỏi tay chân.
  • Tác dụng được biết đến nhiều nhất của rễ nhàu là chữa tăng huyết áp, hay bệnh sài uốn ván.
  • Ngoài tác dụng làm thuốc chữa bệnh, rễ nhàu còn được dùng để nhuộm đỏ vải, lụa.
  1. Liều lượng và cách dùng của rễ nhàu

Rễ nhàu được dùng chữa cao huyết áp. Liều dùng 30 – 40g rễ nhàu, sắc và uống hằng ngày thay nước chè. Duy trì sử dụng 15 ngày sẽ thấy huyết áp có cải thiện. Có thể bớt liều dần sau đó nhưng phải uống duy trì khoảng 2 – 3 tháng để huyết áp ổn định.

Đối với những người hay nhức đầu chóng mặt, dùng 8 – 10g lá nhàu sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: Dùng 300g quả nhàu non thái mỏng sao khô ngâm trong 2 lít rượu. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 40ml.

Chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Dùng 3 – 6 lá nhàu tươi nấu với 500ml nước đến khi sắc lại còn 200ml. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục 2 – 5 ngày.

  1. Các bài thuốc với rễ nhàu

Chữa cao huyết áp

 Lấy 30 – 40g rễ nhàu hãm với nước nóng, uống như nước trà. Kiên trì uống liên tục 2 tuần sẽ thấy hiệu quả, sau đó giảm liều lượng dùng và uống thêm 2 – 3 tháng.

Chữa phong thấp

Lấy rễ nhàu, thổ phục linh, dây đau xương và rễ cỏ xước mỗi loại dược liệu 20g và 6g cam thảo dây. Sắc tất cả dược liệu trên với 500ml nước, đến khi nước sắc lại còn 250ml thì ngưng. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, ngày uống 1 thang, nên uống khi thuốc còn nóng.

Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi

 Lấy rễ nhàu, vòi voi mỗi loại dược liệu 40g, nghệ vàng, nghệ đen, chùm gửi cây dâu, thiên niên kiện, trần bì, đỗ trọng, quế chi mỗi loại 20g, 10g quả ô môi, 500g đường cát và 2 lít rượu trắng. Đem tất cả dược liệu trên ngâm với rượu khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó chỉ chắt lấy phần nước bỏ phần bã, rồi pha thuốc rượu khuấy cùng với đường cho đường tan đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 30ml vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe

Lấy một nắm lá nhàu non, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, để ráo rồi cắt thành sợi nhỏ. Nấu lá nhàu với thịt bò nạc hoặc lươn, dùng canh ăn kèm với chút cơm trắng.

Chữa suy nhược thần kinh, cao huyết áp, mệt mỏi

 Lấy 24g rễ nhàu, 12g thảo quyết minh đã sao thơm, rau má, thổ quyết minh mỗi loại 8g, 6g vỏ bưởi và 3 lát gừng. Sau đó sắc với 5 phần nước, đến khi nước sắc lại còn 2 phần thì ngưng. Chia thuốc làm 2 phần uống trong ngày và uống khi thuốc còn nóng.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Có rất nhiều chị em vẫn thờ ơ với hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc không theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt thất thường. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Các vấn đề nguy hiểm như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung thậm chí là vô sinh đều có thể xuất hiện. Rễ nhàu có khả năng điều hòa kinh nguyệt và nếu dùng rễ nhàu đúng liều lượng có thể khiến các cơn đau bụng kéo dài khi tời tháng sẽ giảm bớt. Khi người phụ nữ thay đổi cơ thể trong thời kỳ rụng trứng sẽ không còn khổ sở nữa. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một chỉ báo tốt về sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết của cơ thể. Hiện nay, với chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể khiến chức nắng của các cơ quan bài tiết bị rối loạn. Cơ thể khó đào thải những chất thải ra ngoài nên chúng ta dễ bị ngộ độc và cảm thấy khó chịu. Rễ nhàu là một trong những phương pháp điều trị không thể bỏ qua đối với những người gặp phải các vấn đề như bí tiểu, đại tiện khó khăn. Các gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra quá trình oxy hóa trong cơ thể. Rễ nhàu chắc chắn là một loại thuốc hàng đầu, đặc biệt để hạn chế và tiêu diệt các gốc tự do. Bằng cách này, các chất độc hại trong cơ thể chúng ta sẽ được kiểm soát và đào thải.

Giúp chống viêm, giảm đau và phục hồi tổn thương

 Rễ nhàu có khả năng phục hồi hiệu quả sau các tổn thương trên cơ thể. Bên cạnh đó, rễ nhàu có chứa dược liệu có tác dụng giảm đau cực mạnh, tạo cảm giác dễ chịu, giảm thiểu cảm giác đau đớn cho vùng bị thương. Rễ nhàu có thể dùng làm thuốc bôi chữa các bệnh ngoài da như lở loét, mẩn ngứa hay ghẻ. Thông thường, rễ nhàu khô sẽ được đâm thành bã, rồi lấy nước và bã xoa lên vùng da bị bệnh. Làn da của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt sau 4 lần sử dụng.

  1. Lưu ý khi sử dụng rễ nhàu

Nhàu là dược liệu mang lại công dụng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực vật này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng dược liệu cho người huyết áp thấp.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Nhàu được biết đến là dược liệu có công dụng thông kinh hoạt huyết, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng.
  • Cần thận trọng khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, đặc biệt là với người bị viêm thận.

Với nhu cầu tiêu dùng trái nhàu tăng cao, bạn không khó để tìm được chúng ở hiệu thuốc Đông y hay các cửa hàng dược liệu. Mỗi nơi sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng khác nhau, giá bán riêng biệt. Đây là điều kiện thuận lợi, thỏa mãn mong muốn của người dùng, song cũng gây ra tâm lý hoang mang.

Khi mà một số cơ sở kinh doanh thiếu uy tín sẵn sàng bán hàng kém chất lượng nhằm mục đích chuộc lợi. Do đó, để chắc chắn quyết định của bạn là đúng đắn, hãy tìm hiểu, gửi gắm niềm tin ở địa chỉ bán trái nhàu đáng tin cậy.

Địa chỉ:  Số 116 đường, ấp Bình Ninh, Bình Phục Nhứt, Chợ Gạo, Tiền Giang

Văn phòng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Email:  Cungcaptrainhau@gmail.com

Hotline : 0909 399 480 hoặc 0333 022 116

Website:  http://nguonnguyenlieutrainhau.com/

Zalo
Hotline