Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng tóm gọn (Phần 2)

Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng tóm gọn (Phần 2)
Ngày đăng: 21/09/2022 11:28 AM

Yếu tố nào sau đây có hại nhất trong bệnh cao huyết áp? 

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp rất đa dạng, bao gồm cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể. Vậy những yếu tố này có ảnh hưởng cụ thể như thế nào? 

(Ảnh minh họa từ internet: Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp)

Rượu bia: 

Rượu bia làm tăng huyết áp là vì rượu bia là nguồn làm tiêu hao tất cả các hoạt chất (các hoạt chất có chức năng giữ cho mạch máu của mình dẻo). 

Thuốc lá: 

Licotine trong thuốc lá có tác dụng trực tiếp là làm sơ vữa mạch máu.

Chính licotine cũng làm co mạch máu (ngày xưa người ta dùng thuốc lá để cầm máu). Vì nó làm co mạch máu lại sẽ làm tăng huyết áp trương tâm.

Cà phê: 

Về mặt cơ chế dược lý, cà phê không có làm tăng huyết áp.

Cà phê chỉ làm tăng huyết áp trên người đã tăng huyết áp vì 1 bịnh khác. Mình muốn uống cà phê đến độ tăng huyết áp thì mình sẽ không uống nổi vì một lượng cà phê rất lớn.

Như vậy cà phê không phải là chất trực tiếp gây tăng huyết áp.

Thường thường nó là yếu tố khác. Người phải uống cà phê nhiều lần trong ngày, thường thì người đó đã ở trong trạng thái căng thẳng sẵn rồi, họ có yếu tố gì đó đến độ họ mới uống cà phê nhiều lần như vậy thì đằng nào họ cũng bị tăng huyết áp.

Thêm 1 thống kê lý thú nữa là: những người uống cà phê nhiều lần trong ngày là những người hay có thói quen quên uống thuốc. Do đó nếu họ có bệnh như bệnh huyết áp thì huyết áp của họ rất dễ tăng vì họ không nhớ giờ uống thuốc mà chỉ nhớ giờ uống cà phê thôi.

Stress (căng thẳng): 

 Stress không phải là điều có hại, stress chỉ là 1 phản ứng của cơ thể, 1 phản ứng sinh tồn vì cơ thể ghi nhận là có tình huống nguy hiểm nào đó thì cơ thể phản ứng lại bằng cách tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, máu đậm đặc hơn để đừng chạy ra ngoài.


(Ảnh minh họa từ internet: Stress là nguyên nhân bệnh cao huyết áp)

Nếu 1 lần như vậy thôi thì không có vấn đề, 10 lần cũng không có vấn đề, nhưng nếu nó lặp đi lặp lại quá thường thì lượng nội tiết tố để tạo ra phản ứng đó nó sẽ tích lũy lại, nó dư ra. Cơ thể sẽ không cần đo lường chính xác là: “tôi cần bao nhiêu mg Corticosteroid đối phó với tình trạng căng thẳng?” mà luôn luôn phóng thích 1 lượng dư. Kế quả là qua cơn khủng hoảng đó rồi thì thừa ra 1 mớ.

Cơn khủng hoảng đó nếu chưa kịp thải lượng thừa ra đó thì cơn khủng hoảng thứ 2 lại đến và cơ thể tiếp tục tạo Corticosteroid.

Như vậy, cuối cùng, lượng nội tiết tố đó càng tích lũy thì tim càng đập nhanh, huyết áp nhít tăng lên và đến 1 lúc không thể trở xuống được.

Vậy stress về cơ bản, nó không có xấu, có điều là nếu vì quá thường thì sẽ đưa ra phản ứng phụ.

Ở bên Mỹ, hiện nay đa số thầy thuốc gia đình, họ dùng phương pháp đầu tiên để điều trị cao huyết áp là khuyên bệnh nhân đi học “thiền” chứ không phải cho thuốc liền. Không phải cho thuốc như kiểu bên mình: bệnh nhân chưa biết bị cao huyết áp hay không mà lỡ đi ngang lọt vào cái bệnh viện tim nào đó thì khi trở ra, sẽ có 1 thoa thuốc gồm 10 thứ, dù là trên giấy siêu âm tim để rõ ràng là chưa phát hiện bệnh lý.

Trong khi đó ở các nước như Mỹ, Đức, Nhật,…thì họ không thể nói họ thiếu thuốc được, không thể nói thầy thuốc người ta cẩu thả được vì thấy thuốc ở đó bị kiểm soát chặt chẽ. Thì ở đó, thầy thuốc lại khuyên bệnh nhân đầu tiên hết là chọn phương pháp “thiền định” chứ phải không vội vã áp dụng thuốc.

Người ta để giành thuốc lại cho trường hợp thiệt cần thiết để tránh hiện tượng bị lờn thuốc, để khi có hữu sự. Mình thì khác, xài rộng hơn, có nhiêu thuốc xài hết.

Vai trò của cholesterol trong bệnh cao huyết áp. Cholesterol có hại hay không cho bệnh nhân cao huyết áp? 

Trả lời: có hại.

Cholesterol có cần thiết cho cơ thể không?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. 

Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. 

Bao gồm 2 loại: 

- HDL- Cholesterol “tốt’.

- LDL - Cholesterol “xấu”.

Nhờ có cholesterol mình mới tổng hợp kháng thể.

Thiếu cholestrerol thì như thế nào? 

Nếu người ta xét nghiệm thấy cholesterol toàn phần tăng lên 1 chút trong hoàn cảnh hiện nay, tốt chứ đâu có sao, thì thầy thuốc nên chúc mừng bệnh nhân đi vì nó không có hại gì hết.  Cái hiện nay là mình lạm dụng hay lợi dụng cái đó.

Có những bệnh nhân ra khỏi phòng khám hết hồn vì cholesterol tăng 1 chút. Cholesterol đó tăng lên, diễn tả lúc nào? Lúc người ta lấy máu xét nghiệm, đâu có diễn tả trước đó. Còn lúc sau khi bệnh nhân lấy kết quả xét nghiệm thì chắc gì còn cao.

Cholesterol toàn phần đó, nó thiếu mới lo. Mà hiện nay hầu như không có bệnh nhân nào lo khi nó thiếu hết. Đặc biệt là giới phụ nữ trẻ tuổi có  huyết áp thấp, rối loạn kinh nguyệt (dưới dạng rong kinh),.. có cholesterol rất thấp thì sung sướng.

Khi tôi làm biện pháp khám sức khỏe cho các cơ quan, có những người làm việc văn phòng, đa số các cô ra khỏi phòng vui mừng khi thấy cholesterol thấp. Sau khi tôi thông báo: Như vậy thì cô phải cẩn thận vì hiện nay cô chỉ mới có 25 tuổi thôi mà cô đang ở trong tình trạng có nội tiết tố phụ nữ như một người 52 tuổi. Tại vì cô thiếu cholesterol. Sớm muộn gì cũng đi đến chổ rong kinh, đi đến hội chứng mãn kinh quá sớm, rồi lại than phiền “tại sao tôi bị loãng xương, bị chóng mặt,…” này kia. Là vì thiếu nội tiết tố. Nội tiết tố không thì chưa đủ. 

Nhờ có cholesterol mình mới tổng hợp kháng thể. Như vậy trong cuộc sống mà môi trường ô nhiễm như thế này thì mình vui gì mà cơ thể mình không tổng hợp được kháng thể.

Thiếu cholestrerol là một điều tai hại, thừa một chút vẫn không sao hết. 

Thừa chất mỡ thì như thế nào?

Khi nào nó thừa chất mỡ mà nó đóng trong thành mạch máu thì mới lo. Chất đó là LDLtriglycerides.

Đừng vội kết luận sớm khi thấy tăng chất mỡ mà phải yêu cầu thầy thuốc xét nghiệm thêm triglycerides, cả LDL. Khi nào các chất đó tăng (đặc biệt triglycerides nó tăng) là cẩn thận vì đó là trường hợp nguy hiểm thì mới lo. Tại sao? 

Nếu tôi ăn nhiều thịt mỡ chì chất cholesterol trong máu tôi nó tăng, đó là thuận lý.

Bây giờ tôi đo cái gì cũng bình thường chỉ ác là triglycerides tăng trong khi tôi lại kiêng cữ nữa, thậm chí có những người ăn chay.  Làm đúng hết nhưng vẫn nay bịnh, mai bịnh, rồi cuối cùng đo máu thấy triglycerides tăng. Đây là hoàn toàn nghịch lý.

Tại sao có nhiều bệnh nhân ốm chứ không có mập bị cao huyết áp?

Trả lời: bị tăng triglycerides.

Triglycerides là chất mỡ mà cơ thể tự tổng hợp. Minh đã ăn thiếu chất mỡ, cơ thể mình ghi nhận chổ này vì lý do thiếu chất mỡ, cơ thể sẽ sai lầm tự tổng hợp chất mỡ Triglycerides lấy từ chất đạm, chất đường, lấy đủ nơi hết. Tự tổng hợp ra. 

Cho dù mình có kiêng cữ gì cũng vô ít. Mà đôi khi chính vì mình ăn lại chất mỡ trở lại, mình làm lại được cái quân bình đó thì cơ sẽ không phản ứng sai lệch nữa.

Nhiều bịnh nhân bị tăng triglycerides nghe lời khuyên ăn lại chất mỡ trở lại bình thường đi, (kêu tô phở tái nạm, gầu gân đi, đừng kêu tô phở chỉ có tái không thôi, thậm chí không lấy thịt nữa) thì sau đó triglycerides trở lại bình thường mà không cần phải uống thuốc.

Mấy ông bà phải biết nhiều khi trong mặt thuốc tây, không phải dễ mà có 1 thứ thuốc có thể hạ được triglycerides. Hạ cholesterol thì dễ.  Đó mới là chổ lưu ý cho bệnh nhân cao huyết áp.

Đó là lý do tại sao có nhiều bệnh nhân ốm chứ không có mập bị cao huyết áp: bị tăng triglycerides. 

Thế bây giờ nếu có một bệnh nhân mập (tăng huyết áp, tăng cholesterol) với một bịnh nhân gầy ốm (bị tăng huyết áp nhưng chỉ tăng triglycerides). Ai là người dễ bị biến chứng? 

Trả lời: người ốm. 

Mấu chốt trong bệnh cao huyết áp: vài trò của cholesterol là chỉ khi nào tăng LDL và triglycerides thì mới đáng lo.

Đừng vội vã dùng thuốc hạ cholesterol, vô tình mình gây xáo trộn thêm chất mỡ trong máu. 

Các bệnh khác cần lưu ý khi điều trị bệnh cao huyết áp.

Trường hợp người ta bị bệnh cao huyết áp đến với các ông các bà, cái sai lầm khó tha thứ của thầy thuốc là chỉ chữa cao huyết áp không thôi.

Tại vì trên thực tế bệnh cao huyết áp ít khi nó là nguyên nhân của một bệnh khác mà nó thường là hậu quả của một bệnh khác. Nên người ta thường tim xung quanh nó còn bịnh gì khác không? Nếu thật sự bệnh nhân cao huyết áp thì mình cho viên thuốc hạ huyết áp thì thầy thuốc không cần phải học đến 6 năm. Có lẻ chỉ cần học 1 giờ là đủ rồi.

Như vậy bên cạnh bịnh đó cần lưu ý các bệnh khác:

- Coi bệnh nhân có bị bệnh thận không? 

- Coi bệnh nhân có bị bệnh tuyến giáp (đặc biệt là cường tuyến giáp) không? Một bịnh rất phổ biến của nữ giới ở xứ mình. 

- Coi bệnh nhân có bị bệnh tiểu đường (một bệnh trầm trọng). 

Nếu mình không có phương pháp gì điều trị tiểu đường cho hiệu quả, không có phương pháp gì cho tuyến giáp trở lại hoạt động bình thường, không có phương pháp nào cho bịnh thận lùi lại một bước thì mọi cố gắng điều trị cao huyết áp đều vô ích. 

Tại sao phải theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ?


(Ảnh minh họa từ internet:Do huyết áp để phòng bệnh cao huyết áp thai kỳ)

- Để phát hiện hội chứng ngộ độc.

- Để tránh cho thai nhi thiếu dưỡng khí.

- Để tránh di chứng cho thai phụ.

Có nhiều sản phụ hiện nay chưa được theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ. Đó là 1 điều oan uổng. Do đó mình có một bệnh nhân là nữ mang thai thì phải theo dõi huyết áp cho bịnh nhân đó. Nếu người ta bị cao huyết áp thì cũng phải điều trị, một số lớn trường hợp thì bệnh nhân là bị huyết áp thấp. Mà huyết áp thấp thì cũng phải được điều trị

Biện pháp đơn giản nhất để phát hiện bệnh cao huyết áp?

Trả lời: đo huyết áp nhiều lần trong ngày.


(Ảnh minh họa từ internet: Đo huyết áp hàng ngày để theo dõi trong việc phòng trị bệnh cao huyết áp)

Bệnh nhân vừa mới đến phòng khám, nhận thấy người ta có huyết áp 140/90, đừng có kết luận vội vã người ta bị cao huyết áp. Người ta hay gọi đó là “hội chứng phòng khám”.

Bệnh nhân đến thì bệnh nhân thấy sợ quá, lo quá. Hội chứng đó chắc chắn ở xứ mình còn ghê gớm hơn nữa, khi đi đến phòng khám, đi đến bệnh viện,…nói chung là cực hình trước chuyện quá tải, chen lấn, bác sỷ nạt nộ này kia…bệnh nhân phải lo. Bệnh nhân lo nữa là: nếu tôi bị bịnh thì khổ quá vì tôi phải đến cái bịnh viện này vài lần nữa hay nhiều lần nữa thì ghê quá. Cái “hội chứng phòng khám” sẽ làm cho bệnh nhân cao huyết áp.

Do đó hiện nay, người ta tìm cách biến cái khung cảnh của bịnh viện đó làm sao cho nó nhẹ nhàng hơn, đừng vô đó thấy màu trắng, nghe mùi alcohol hay đến phòng khám Đông Y nghe mùi của siêu thuốc bốc khói lên, không cần thiết phải vậy.

Làm sao cho người ta đến với mình với tâm trạng thoải mái hơn. Sau khi đo huyết áp bệnh nhân thấy cao nên để bệnh nhân nghỉ ngơi, một lát sau đo trở lại. Còn có 1 cách nữa: cho bệnh nhân vận động nhiều (đi thang bộ chẳng hạn) rồi đo huyết áp, cho bệnh nhân ngồi nghỉ rồi đo lại. Nếu huyết áp khi vừa mới đi bộ lên (cao), huyết áp lúc ngồi nghỉ (tuột xuống bình thường), chứng tỏ bịnh nhân không bị cao huyết áp.

 

 

Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp? 

-       - Mình nên trợ tim và lợi tiểu. Làm cho trái tim bóp nhẹ lại mà mạnh hơn, làm cho thận tiểu ra một mớ nước tiểu để dung lượng trong mạch máu đừng quá nhiều thì huyết áp có thể giảm xuống. 

-       - Người ta có thể điều chỉnh nhịp tim của thần kinh giao cảm, đừng cho nó đập lẹ quá, đừng run, đập chậm rãi, đập cái nào ra cái đó. 

--      - Ức chế tất cả các chất làm mạch máu co lại.  Chẳng hạn angiotensin.

Đó là cách giải quyết bên phía Tây Y. Đó là điều trị căn bịnh chứ không phải là điều trị người bệnh. Vì người bệnh thì không có người nào giống người nào hết.

Khi mình điều trị bệnh cao huyết áp, tiên lượng của căn bệnh lệ thuộc hiệu quả của liệu pháp, liệu pháp phải có tác dụng càng nhanh càng tốt, liền ngay tức khắc và sau đó là ổn định.

Người ta không thế hứa hẹn với bệnh nhân cao huyết áp: là uống cái thuốc này đi rồi sau 2 tháng nữa nó tốt. Không được! Bởi vì mạch máu không chờ sau 2 tháng mà mạch máu sẽ bị đứt sau vài ngày.

Như vậy điều trị bệnh cao huyết áp, dù Đông hay Tây Y gì thì cũng bất cần, miễn là nó hiệu quả càng nhanh càng tốt

Nếu mà mình điều trị mà thấy không xuống được, nếu mình có khả năng thay đổi liệu pháp mà hiệu quả thì tốt, còn không thì phải chuyển bệnh nhân đi 1 tuyến khác. Việc giữ 1 bệnh nhân để điều trị cao huyết áp tháng này qua thàng khác mà không ổn định nổi huyết áp thì đó là một lỗi lầm của thầy thuốc. 

Mức độ giao động của huyết áp. Nếu mà mình hạ được huyết áp xuống thì không có khó, bây giờ mình dùng thuốc tây nữa thì càng đơn giản hơn nữa. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc tây hạ huyết áp xuống trong vòng mấy phút. Nhưng đó chưa phải là liệu pháp. Nếu mà mình hạ xuống rồi vài tiếng sau nó lại vọt lên thì lại mình cho thuốc tiếp.

Nếu một người có huyết áp cao nhưng ổn định (ví dụ luôn luôn 140/80, đứng yên 1 chổ) thì ít bị biến chứng. Làm sao cho nó không giao động và để lại các di chứng trên nội tạng.

Đừng chủ quan sau vài lần đo huyết áp thấy ổn định mà đánh giá liệu pháp, phải theo dõi đáy mắt, theo dõi chức năng thận thì mới nói liệu pháp đó hiệu quả hay không.

Cách điều trị cao huyết áp tốt nhất? 

Phát hiện bệnh cao huyết áp cho sớm. Nên tầm soát bệnh cao huyết áp và rất dễ. Điều trị căn nguyên. Nếu điều trị cao huyết áp với việc chỉ cho thuốc hạ huyết áp thì trên thực tế không có ý nghĩa là điều trị. Vấn đề làm sao cho nó đừng lên quá thường. 

Điều trị toàn diện.

Phòng ngừa cao huyết áp.

 

Có thể ngưng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp ổn định. Đúng hay sai?



(Ảnh minh họa từ internet: Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp)

 Trả lời: Sai trầm trọng.

Nhiều bệnh nhân dùng thuốc huyết áp theo 2 kiểu:

- Uống rồi thấy khỏe thì thôi không uống nữa.

- Khi nào tình cờ đo huyết áp, thấy huyết áp vọt lên thì lấy viên thuốc hạ huyết áp ra uống như uống thuốc cảm.

Nếu bệnh nhân ngưng thuốc quá đột ngột thì huyết áp sẽ vọt lên, chính lúc dao động cực độ đó sẽ xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay xuất huyết đáy mắt.

Không được ngưng thuốc đột ngột dù Đông Y hay Tây Y mà phải giảm từ từ một cách bài bản, có sự theo dõi của thầy thuốc. Trong suốt quá trình giảm đó, bệnh nhân không bị tăng huyết áp, đòi hỏi thời gian. Như vậy làm sao đó bệnh nhân phải tin thầy thuốc: tôi đi theo điều trị bài bản này là vì quyền lợi của người bệnh chứ đừng để bệnh nhân hiểu là thầy thuốc cố tình “câu giờ” bệnh nhân. Thầy thuốc phải giải thích cho bệnh nhân hiểu để bệnh nhân gọi mình là “thầy”. 

Hoạt chất nào trong cây thuốc nên chú trọng cho bệnh nhân cao huyết áp?

Rutin trong nhóm thuốc hoạt huyết: hoa hòe, rau diếp cá,..

- Keratin trong nhóm chất đạm. 

- Ancaloit trong nhóm thuốc (Đông Y gọi là bình can). Nhóm thuốc Bình Can của Đông Y nói chung tác dụng vào hệ thần kinh trực giao cảm, làm tim đập chậm lại và đập mạnh hơn. Như vậy thì rất cần. 

Nhưng nếu tim đập chậm và mạnh rồi như máu nó kẹo lại, đậm đặc lại thì cũng vô ích. Do đó người ta phải cần dòng máu đó loãng ra bằng hoạt huyết. Người ta cũng cần chất đạm Keratin (nằm trong thịt dê, thịt cừu,..chứ không có trong đậu nành). Nhờ chất đạm đó thì lực co của tim mới mạnh.

Qui tắc nào quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh cao huyết áp? Người bệnh cao huyết áp nên ăn uống làm sao? 

Ăn uống cho chống chất mỡ trong máu không đúng. Chỉ khi nào chất mỡ trong máu bị tăng. 

Giúp chức năng bài tiết của thận. Nên, nhưng không nhất thiết phải làm. Nếu trong cơ thể không có nhu cầu tăng bài tiết chất độc, thầy thuốc cho để thận tăng bày tiết riết như thế sẽ làm trái thận mau mệt. 

Tránh áp lực trên tim: quan trọng, rất cần thiết, đúng nhưng nó rất đa dạng.

Nếu tôi giận dữ, lo sợ, buồn rầu,..thì các tình chí đó cũng phải được giải quyết.

Nếu áp lực trên tim do công việc quá nặng nhọc nếu không có chế độ dinh dưỡng cân xứng thì phải xem lại chế độ dinh dưỡng. Nếu áp lực trên tim do dùng quá nhiều thuốc, không lưu ý đến phản ứng phụ của nó thì xem lại cách dùng thuốc.

Zalo
Hotline