Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng tóm gọn (Phần 1)

Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng tóm gọn (Phần 1)
Ngày đăng: 21/09/2022 10:33 AM

Những điểm quan trọng nhất trong bệnh cao huyết áp với gốc nhìn của một thầy thuốc Tây Y.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Huyết áp trên thực tế nó là gì? Hiện nay, với một dụng cụ phức tạp, người ta có thể đo được sức co bóp của trái tim. Nhưng mà người ta có thể dùng 1 cái trị số mà nó phản ảnh lại gián tiếp chức năng có bóp của trái tim đó thì trị số đó gọi là huyết áp.

Huyết áp là viết tắt của áp lực tĩnh học trong hệ thống huyết mạch.

Huyết áp Thu Tâm là gì?

Mình chứ hệ thống mạch máu mình nó giống như ống cao su vậy, nó đàn hồi. Khi trái tim co lại để đẩy máu đi thì bắt buộc mạch máu phải phình ra ở một điểm nào đó. Và khi nó phình ra như vậy mà mình đo được cái lực của nó phình ra thì người ta biết một cách gián tiếp hồi nãy trái tim đẩy đi mạnh hay yếu.

Huyết áp đó gọi là huyết áp THU TÂM, phản ảnh lực bóp của trái tim.

Huyết áp Trương Tâm là gì? 

Sau khi mạch máu nó phình ra rồi thì nó phải co trở lại để nó cho lượng máu ở điểm đó bước qua điểm kế tiếp. Như vậy lực mạch máu nó co trởi lại đó, nếu nó dẻo nó sẽ co tốt, nếu nó chay cứng, nó sẽ co không được nhiều. Điểm chổ mạch máu nó xẹp xuống là lúc trái tim nở phình ra để nó hút máu. Do đó lực mạch máu đè trở lại tương xứng với thời kỳ trái tim giãn ra.

Huyết áp đó gọi là huyết áp TRƯƠNG TÂM, phản ánh độ đàn hồi của mạch máu.

Tiêu chí xác định định TĂNG HUYẾT ÁP theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc Qia về chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Tiêu chí xác định tăng huyết áp dựa trên đo huyết áp phong khám, đo huyết áp lưu động (ABPM) và đo huyết áp tại nhà (HBPM). Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

 

Thu tâm/ Trương tâm, (mmHg)

Huyết áp phòng khám

≥140 và/ hoặc ≥90

Theo dõi huyết áp lưu động (HALĐ)

Trung bình 24h

≥130 và/ hoặc ≥80

Trung bình ban ngày (hoặc lúc thức)

≥135 và/ hoặc ≥85

Trung bình ban đêm (hoặc lúc ngủ)

≥120 và/ hoặc ≥70

Theo dõi huyết áp tại nhà

≥135 và/ hoặc ≥85

Huyết áp Thu Tâm và Trương Tâm, cái nào quan trọng hơn về mặt bệnh lý? 

Người dân xưa nay người ta hay thiếu xót là người ta chỉ quan tâm vào trị số huyết áp thu tâm (tức là số lớn).

Người ta quên đo hay có đo mà người ta không có ghi nhớ con số huyết áp trương tâm (con số nhỏ).

 Hai con số đó, con số nào quan trọng hơn về mặt bệnh lý?

Trả lời: Huyết áp trương tâm quan trọng hơn.

Khi trái tim co bóp nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ví dụ như cảm xúc, người ta đói quá, người ta no quá, có thể người ta mới vừa vận động,…thì huyết áp thu tâm có thể tăng nhưng nó không phản ảnh tình trạng bệnh lý, nó chỉ phản ảnh tình trạng hoạt động của cơ thể vào thời điểm người ta đo.

Một người cao 1.8m sẽ khác huyết áp thu tâm của một người chỉ cao 1.5m. Một người lớn tuổi bắt buộc huyết áp thu tâm cao hơn người còn trẻ. Như vậy huyết áp thu tâm không thể là 1 hằng số được mà nó có thể dao động.

Huyết áp trương tâm nó phản ảnh cái gì?

 Nó phản ánh mức độ dẻo dai của mạch máu.

Nếu mạch máu mình còn tốt, còn dẻo dai, chưa bị chai cứng, chưa bị xơ vữa thì huyết áp trương tâm nó phải tốt.

Huyết áp trương tâm cũng thể tăng vì cảm xúc vì đói nhưng huyết áp trương tâm bắt buộc phải tăng vì mạch máu không còn dẻo dai.

Nếu một người bị tăng về huyết áp thu tâm nhưng mà huyết áp trương tâm vẫn tốt thì tuyên lượng của người đó vẫn tốt hơn là người không tăng huyết áp thu tâm mà tăng huyết áp trương tâm.

Nói cách khác, một người đến với mình với huyết áp đo được 160/80 mmHg (Theo định nghĩa, huyết áp thu tâm trên 140 mmHg, huyết áp trương tâm trên 90 mmHg thì gọi là cao huyết áp) thì sẽ tốt hơn 130/90 mmHg vì huyết áp trương tâm 80mmHg dưới ngưỡng 90mmHg (ngưỡng bịnh lý).

Qui luật đơn giản để kiểm tra bệnh cao huyết áp.

Người ta có một cái luật khác đơn giản hơn, Lấy (huyết áp thu tâm chia đôi + 10) ra huyết áp trương tâm hầu như lý tưởng.

Nếu tôi có huyết áp thu tâm 140mmHg, thì (140/2+10) = 80mmHg. Huyết áp tôi đo được của bệnh nhân 140/80 mmHg, thì đây là huyết áp bình thường.

Bây giờ 1 người 70 tuổi, huyết áp thu tâm của người ta thường là 160 thì (160/2+10) = 90. Vậy huyết áp 160/90 đối với người 70 tuổi thì vẫn trong ngưỡng an toàn.

Còn nếu 1 người khoảng 40 tuổi, đo huyết áp ra 130/100, thì đó là 1 huyết áp bịnh lý, đòi hỏi phải được điều trị tức khắc, chứ không phải mình điều trị bệnh nhân dựa trên huyết áp thu tâm.

Nếu bệnh nhân có huyết áp thu tâm 160, huyết áp trương tâm 80, việc điều trị cũng đơn giản vì làm cho huyết áp thu tâm giảm xuống, nó không khó. Ta có thể an thần, lợi tiểu thì huyết áp thu tâm xuống. Nhưng một khi huyết áp trương tâm tăng rồi thì việc điều trị của nó không phải đơn giản.

Do đó huyết áp trương tâm bao giờ cũng quan trọng hơn huyết áp thu tâm. Trên thực tế khi mình đo huyết áp, chỉ chú trọng huyết áp thu tâm.

Chỉ số mạch máu thì sao?

Trên máy đo huyết áp nó hiện lên cái mạch, rất nhiều bệnh nhân mất bình tĩnh vì biết “mạch của tôi sao nhanh quá”. Mạch trên thực tế không có nhiều ý nghĩa bệnh lý trừ khi người ta đó nó bằng điện tâm đồ để thấy dạng nó đều hay không hoặc là loạn nhịp.

Mạch người ta thường giao động từ 50 đến 150. Người chơi thể thao, mạch người ta có thể lên 150 và không diễn tả ý nghĩa bệnh lý. Bệnh lý khi nào mạch rất nhanh hay rất chậm sau 1 thời gian ngồi nghỉ 30 phút mà mạch không trở lại bình thường thì khi đó mới gọi là bịnh lý.

Như vậy một người cảm xúc, lo lắng, bực dọc gì đó mới ăn xong, mạch lên 120, điều đó không có nghĩa là bệnh lý. Nếu người ta nghĩ đàng hoàng 30 phút mà đo lại mà mạch vẫn là 110, 120 thì khi đó có ý nghĩa bệnh lý.

Nên trong bệnh cao huyết áp, phải luôn luôn lưu ý huyết áp trương tâm rồi đến huyết áp thu tâm, đừng để ý mạch quá nhiều trừ khi mình nhìn lên điện tâm đồ thấy có rối loạn nhịp tim.

Khoảng cách giữa huyết áp Trương tâm và huyết áp Thu tâm.

Khi nào huyết áp thu tâm trên 140, huyết áp trương tâm trên 90 thì theo định nghĩa là cao huyết áp. Trên thực tế người ta xem khoảng cách giữa thu tâm và trương tâm “càng thu hẹp” thì bệnh càng nặng.

Ví dụ: Một bệnh nhân có huyết áp 170/80 (khoảng cách 170-80=90) thì ít bị nguy hiểm nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hơn bệnh nhân có huyết áp 130/90 (khoảng cách: 130 – 90 = 50). Vì khoảng cách 90 rộng hơn khoảng cách 50.

Zalo
Hotline